[Giải đáp] Từ A đến Z về biếng ăn ở trẻ mà các mẹ cần phải biết

Biếng ăn ở trẻ là hội chứng thường gặp đặc biệt là trong độ tuổi từ 1-6,  và là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy bố mẹ nên làm thế nào để trẻ hết biếng ăn, giúp con ăn ngon và phát triển bình thường? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu cùng với các phương pháp giúp trẻ hết biếng ăn trong bài viết dưới đây.

1. Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là tình trạng trẻ nhỏ mất đi cảm giác thèm ăn, chán ăn, không có cảm giác hứng thú với bữa ăn. Từ đó, trẻ không dung nạp được lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, dần dần gây ra suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ.

2. Dấu hiệu của biếng ăn ở trẻ

Một số dấu hiệu nổi bật mà bố mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra trẻ đang biếng ăn:

  • Trẻ ăn ít hơn bình thường
  • Bữa ăn kéo dài trên 30 phút, trẻ ngậm và không chịu nuốt thức ăn
  • Trẻ có biểu hiện sợ ăn, chán ăn, đến bữa trốn ăn
  • Trẻ có biểu hiện buồn nôn khi thấy thức ăn
  • Không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền

3. Nguyên nhân xuất hiện biếng ăn ở trẻ?

Biếng ăn xuất hiện do nhiều nguyên nhân, có thể do sinh lý, do bệnh lý. Cha mẹ cần nắm được nguyên nhân và các biểu hiện của con để có biện pháp phòng tránh, cải thiện.

Biếng ăn xuất hiện là do nhiều nguyên nhân

Biếng ăn xuất hiện là do nhiều nguyên nhân

3.1. Biếng ăn do bệnh lý

Biếng ăn do bệnh lý là tình trạng trẻ mắc một số bệnh liên quan đến răng miệng, tiêu hóa… khiến trẻ chán ăn, lười ăn. Tuy nhiên tình trạng này chỉ là tạm thời, trẻ sẽ ăn bình thường trở lại khi khỏi bệnh.

  • Trẻ gặp vấn đề về răng miệng: trẻ mọc răng, bị viêm lợi, viêm amidan khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nhai nuốt khó khăn. Từ đó dẫn đến tình trạng trẻ chán ăn, cảm thấy cáu gắt khi đến bữa ăn
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, gây đau bụng, nôn trớ, táo bón, tiêu chảy ở trẻ và ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống, hấp thu dinh dưỡng.
  • Trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên chưa có nhiều cơ chế bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Vì vậy trẻ sẽ dễ bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng như: viêm phổi, viêm ruột… Khi đó bé sẽ chán ăn, lười ăn, không muốn ăn do bị thiếu hụt hàm lượng các vitamin, khoáng chất. Bên cạnh đó việc lạm dụng kháng sinh cũng khiến loạn khuẩn đường ruột, gây chướng bụng và khó tiêu.
  • Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như: giun, sán…

Đối với tình trạng biếng ăn do bệnh lý, mẹ nên nắm bắt được sớm và đưa trẻ tới cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được bác sĩ tư vấn, chẩn đoán, điều trị đúng hướng!

Biếng ăn bệnh lý – Cha mẹ thức tỉnh ngay!

3.2. Biếng ăn do sinh lý

  • Trẻ bị thiếu chất từ khi còn là bào thai: Trong giai đoạn mang thai, do mẹ không nạp đầy đủ chất dinh dưỡng khiến bé bị thiếu chất, bé hơn bình thường. kết quả là trẻ sinh non, thiếu tháng lười bú trong những tháng đầu sau sinh.
  • Do thay đổi sinh lý: Trẻ bị biếng ăn khi trẻ trải qua các giai đoạn thay đổi về sinh lý như mọc răng, tập lẫy, tập đi…      
  • Bữa ăn thiếu chất dinh dưỡng cần thiết như: Vitamin B,C,D đạm, lysin, sắt, kẽm… cũng khiến bé chán ăn, không muốn ăn.
  • Do thức ăn không hợp khẩu vị của bé, lâu dần cũng khiến trẻ trở nên biếng ăn.

Mẹ nên nắm bắt thời điểm con biếng ăn lý dựa theo chu kỳ phát triển của con để đón nhận và khắc phục sớm!

Biếng ăn sinh lý – Cha mẹ cần nắm bắt kịp thời giúp con trải qua giai đoạn này 

3.3. Biếng ăn do tâm lý

  • Trẻ bị ép ăn quá nhiều tạo cảm giác không thoải mái khi ăn: do tâm lý của bố mẹ sợ con bị đói, luôn muốn nhồi nhét để con ăn nhiều hơn dễ khiến bé trở nên bị sợ khi bữa ăn đến, dần dần sẽ khiến trẻ biếng ăn.
  • Cha mẹ cho trẻ ăn vặt quá nhiều trước bữa ăn, khiến trẻ bị no và không muốn ăn thêm vào bữa chính..
  • Những vấn đề về tinh thần có thể gây ra chứng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ. Điều này khiến trẻ chán ăn những món tốt cho sức khỏe

Học và biết cách cho con ăn khoa học sẽ giúp con không bị biếng ăn do tâm lý.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thực phẩm chức năng hỗ trợ như Maxkao để con phát triển tốt hơn!

4. Biếng ăn ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Biếng ăn tưởng chừng như vấn đề nhỏ nhưng hệ quả lại không hề nhỏ. Hầu hết các bậc cha mẹ cho rằng, biếng ăn chỉ ảnh hưởng đến thể trạng của bé như chậm tăng cân, chiều cao. Tuy nhiên, thực tế biếng ăn còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể, gây rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mãn tính.

Ban đầu, biếng ăn chỉ dẫn tới sụt cân nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ, khiến trẻ đánh mất nhiều cơ hội so với bạn bè cùng trang lứa.

Biếng ăn khiến cho trẻ có nguy cơ thấp còi, suy dinh dưỡng 

Hơn nữa, khi trẻ biếng ăn cơ thể không được cung cấp đa dạng các nhóm thực phẩm nên không nhận đủ năng lượng, thiếu nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin E, vitamin C, Calcium, Magie và chất xơ, sắt, kẽm, dẫn đến suy dinh dưỡng, tầm vóc nhỏ bé, và sức đề kháng của trẻ suy giảm, dễ mắc bệnh nhiễm trùng, dần rơi vào vòng xoáy bệnh lý. 

Số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia chỉ rõ, trẻ có sức đề kháng kém, không đủ dưỡng chất có số ngày bị bệnh nhiều hơn 29%, nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên nhiều hơn 45%.

Thiếu vi chất có thể gây ra thiếu máu do thiếu sắt, acid folic, B12 ảnh hưởng đến chất lượng sống, trẻ học kém tập trung và IQ thấp. Đó là chưa kể, trẻ biếng ăn còn bị rối loạn về mặt cảm xúc, do áp lực nhồi nhét thức ăn từ cha mẹ. Để trốn tránh, trẻ thường xuyên giả vờ bị đau bụng, buồn nôn, lâu dần sẽ trở thành phản xạ tự nhiên khi thấy thức ăn. Lúc này, trẻ không chỉ bị tổn thương tâm lý mà còn dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa, điển hình như đau dạ dày.

5. Phương pháp giúp trẻ hết biếng ăn

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để giúp con trẻ hết biếng ăn. Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để áp dụng cho con trẻ.

Làm thế nào để trẻ hết biếng ăn?

5.1. Cách chữa biếng ăn do bệnh lý

Vì biếng ăn bệnh lý do sức khoẻ của bé có vấn đề gây ra nên việc đầu tiên phải chữa dứt điểm các bệnh lý mà bé gặp phải. Hãy đưa bé đến bác sĩ để có thể chữa khỏi nhanh nhất, sau đó cha mẹ hãy lên một thực đơn dinh dưỡng hợp lý bổ sung cho bé vitamin A,B,C và khoáng chất như kẽm, magie…vừa để kích thích cảm giác thèm ăn vừa có thể giúp bé phục hồi sau khi bị bệnh.

Việc thiếu các khoáng chất, vitamin cũng là nguyên nhân khiến bé biếng ăn. Trẻ biếng ăn nên số lượng thức ăn được đưa vào cơ thể sẽ ít hơn những trẻ khác, bởi vậy cha mẹ cần chú ý đến chất lượng thức ăn. Nên lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chế biến đúng cách để đảm bảo được đầy đủ hàm lượng các dưỡng chất trong thực phẩm. Bữa ăn hàng ngày luôn phải cân bằng 4 nhóm chất:  đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng phải chú ý: 

  • Không lạm dụng kháng sinh vì dễ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến bé bị chướng bụng, khó tiêu và chán ăn.
  • Giảm đau khi trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng.
  • Chế biến và trình bày món ăn hấp dẫn hơn để thu hút trẻ và kích thích sự ngon miệng của trẻ. Các mẹ có thể tham khảo thực đơn các món ăn cực kỳ hấp dẫn và kích thích sự ngon miệng của trẻ tại đây.

Cha mẹ cũng cần cho con tham gia các hoạt động thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng và chuyển hóa trong cơ thể từ đó giúp trẻ có cảm giác đói, thèm ăn và ngon miệng hơn.

Thường xuyên vận động, tăng cường trao đổi chất, giúp bé ăn ngon miệng hơn 

5.2. Cách chữa biếng ăn do sinh lý

Biếng ăn sinh lý chủ yếu là do trẻ đang trải qua một số giai đoạn đặc biệt trong đời như tập đi, tập nói, mọc răng… ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ. Cha mẹ chỉ cần nắm bắt được giai đoạn này và điều chỉnh trạng thái để con đỡ biếng ăn sinh lý hơn.

5.2.1. Bổ sung đầy đủ vitamin khoáng chất khi mẹ đang còn mang thai

Thai nhi được hình thành và phát triển từ trong quá trình mang thai. Quá trình phát triển trong bụng mẹ rất quan trọng cho tăng trưởng sau này. Theo thống kê của hơn 200 bà mẹ thực tế, trẻ được người mẹ chăm chút và bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất hơn thường phát triển tốt hơn và đặc biệt là đỡ biếng ăn hơn hẳn. Trong thời gian ốm nghén, có thể người mẹ sẽ mệt mỏi và chán ăn. Tuy nhiên, khuyến khích người mẹ đang mang thai nên cố gắng ăn uống đều đặn và bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

5.2.2. Thiết kế giờ ăn khoa học cho trẻ

Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 – 5 tiếng bởi:

  • Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Bé sẽ chưa có cảm giác đói.
  • Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc bố mẹ bỏ đói bé: Làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt.

Đặc biệt, không nên để trẻ ăn vặt giữa các cữ để tránh gây xáo trộn giờ ăn của bé .Cha mẹ cũng cần tập thói quen như luôn báo trước giờ ăn từ 10 – 15 phút cho trẻ, bản thân cần ăn đúng giờ, không sử dụng điện thoại khi ăn.

Nên thiết kế giờ ăn cố định để trẻ có thói quen ăn uống tốt 

5.2.3. Chia nhỏ bữa ăn của trẻ theo nhu cầu

Khi trẻ biếng ăn, không thể ép trẻ ăn nhiều trong một lần. Thay vì thế hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của con thành các bữa chính, bữa phụ để có không gian giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, tránh được cảm giác ợ hơi, khó tiêu.

5.2.4. Đa dạng bữa ăn cho trẻ

Để kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ, hãy làm thật đa dạng các món ăn khiến trẻ cảm thấy thích thú khi đến bữa ăn, từ đó tình trạng biếng ăn cũng sẽ được cải thiện.

5.3. Cách chữa biếng ăn do tâm lý

Biếng ăn sinh lý chủ yếu do các thói quen ăn uống và phương pháp cho ăn của cha mẹ. Cha mẹ cần chú ý tạo thói quen ăn uống tốt, phương pháp ăn uống khoa học để trẻ có bữa ăn vui vẻ và thú vị hơn. 

5.3.1. Tạo không khí bữa ăn vui tươi

Cha mẹ nên cho trẻ ăn cùng với gia đình và tạo không khí vui tươi trong bữa ăn. Cách này sẽ giúp tâm lý trẻ thoải mái hơn và giúp bé thấy thích thú khi ăn hơn

5.3.2. Không ép buộc, nhồi nhét trẻ khi ăn

Vì bố mẹ có tâm lý căng thẳng, lo lắng sợ con ăn ít ảnh hưởng đến sự phát triển của con, nên muốn nhồi nhét con ăn nhiều theo ý của mình. Khi bị nhồi nhét ăn quá nhiều, bé có cảm giác sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn, dần dần chán ăn và biếng ăn. Vì vậy cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, và không nên ép con ăn quá nhiều để con được thoải mái ăn đủ lượng con mong muốn.

5.3.3. Chú ý đến sở thích món ăn của trẻ

Việc chú ý đến sở thích ăn uống của trẻ có thể giúp cha mẹ lên thực đơn phù hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học. Thực đơn sẽ có những món ăn mà trẻ thích. Từ đó, trẻ sẽ thích thú và ăn ngon miệng hơn.

Trẻ thích ăn món gì, cha mẹ hãy cố gắng làm cho con để tăng khẩu vị bữa ăn

5.3.4. Hạn chế cho con ăn vặt trước bữa ăn

Cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt ít chất dinh dưỡng trước bữa ăn, trẻ sẽ bị chán ăn và không muốn ăn nhiều hơn ở bữa chính.Vì vậy nên tránh cho bé ăn vặt ngay trước bữa chính.

5.4. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ bổ sung vitamin cho bé: Maxkao Syrup

Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài, cha mẹ đã thử nhiều cách nhưng không có hiệu quả thì nên đưa bé tới gặp bác sĩ đồng thời bổ sung những thực phẩm chức năng có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.

MaxKao Syrup là sản phẩm được đặc chế dành cho trẻ em biếng ăn, sức đề kháng kém, trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng, trẻ hay bị ra mồ hôi đầu khi ngủ, trẻ bị rụng tóc hình vành khăn, trẻ hay bị nhức mỏi về đêm, trẻ bị trằn trọc khó ngủ. Sản phẩm là thành quả của sự kết hợp giữa khoa học dinh dưỡng và phù hợp cơ địa trẻ Việt. Được các chuyên gia dinh dưỡng tin dùng.

Với 17 thành phần quan trọng được chia làm 4 nhóm công dụng dựa theo nguyên lý cân bằng CƠ – XƯƠNG.

  • Giúp hấp thu tối đa CANXI vào xương : Gồm Lysine , Vitamin D3, Vitamin K2 ( MK7).
  • Bổ Sung COLOSTRUM  giúp phát triển Cân bằng CƠ – XƯƠNG, tăng cường miễn dịch
  • Bổ sung I ốt, Vitamin và các khoáng chất thiết yếu : Giúp tăng trưởng chiều cao toàn diện và giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Bổ sung Cao men bia và FOS : giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp cơ thể hấp thu tối đa chất dinh dưỡng, giảm các hiện tượng táo bón khi bổ sung Canxi.

Maxkao – Thương hiệu thực phẩm chức năng, cải thiện biếng ăn cho trẻ, uy tín của Người Việt 

Ưu điểm vượt trội:

  • Kết quả đến sớm: Sau 7-10 ngày sử dụng Trẻ sẽ giảm rụng tóc hình vành khăn rõ rệt. Không còn cảm giác nhức mỏi chân về đêm, giảm hẳn triệu chứng mồ hôi đầu khi ngủ. Trẻ ngủ ngon giấc và giảm quấy khóc.
  • Kết quả đến sau 1 liệu trình (3 tháng) : Trẻ có thể tăng được 3-7cm tùy vào cơ địa mỗi trẻ, trẻ nhanh nhẹn hoạt bát, mọc răng nhanh, giảm hiện tượng ốm vặt khi thay đổi thời tiết và môi trường học tập.

Có thể thấy rằng, cha mẹ luôn mong muốn con trẻ được khỏe mạnh và cao lớn. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách chăm sóc và bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho con. Maxkao với sứ mệnh cải thiện chiều cao, sức khỏe cho trẻ trong giai đoạn 1000 ngày đầu tiên đã ra đời, bổ sung những dưỡng chất quan trọng nhất cho trẻ. Chỉ với một sản phẩm, trẻ không chỉ hết biếng ăn mà còn tăng sức đề kháng, cao lớn hơn, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi.

Còn lý do gì mà cha mẹ chưa nhấc điện thoại và liên hệ ngay với chúng tôi? Các chuyên gia dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng sẵn sàng tư vấn và giúp cha mẹ giải quyết vấn đề biếng ăn của trẻ!

Để lại một bình luận