Chiều cao ở nam và nữ đều phụ thuộc vào gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ và môi trường sống. Tuy nhiên, thời gian tăng trưởng chiều cao thì phụ thuộc vào độ tuổi dậy thì cũng như các yếu tố khác. Vậy độ tuổi nào và dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau của chúng tôi.
Xem thêm:
CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP: ĂN GÌ ĐỂ TĂNG CHIỀU CAO?
TOP 7 CÁCH TĂNG CHIỀU CAO – CHA MẸ BỎ QUA SẼ TIẾC HÙI HỤI
Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao là bao nhiêu?
Độ tuổi ngừng phát triển cao của mỗi chúng ta đều khác nhau. Vì điều này còn tùy vào tác động của di truyền, chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc sức khỏe của mỗi người.
Trên thực tế, chiều cao có thể ngừng phát triển ở giai đoạn từ 18 tuổi – 25 tuổi. Nhưng thường dừng lại ở độ tuổi 20 là, tuy nhiên cũng có một số trường hợp phát triển chiều cao đến tuổi 25.
Trong thời kỳ này, nếu bạn nhận thấy trong 1-2 năm liên tục, chiều cao không tăng lên thì đây chính là dấu hiệu cho biết chiều cao của bạn đã ngừng phát triển.
Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam giới
Các chuyên gia chia sẻ rằng độ tuổi dậy thì trung bình ở nam giới được chia thành hai nhóm, như sau:
- Dậy thì sớm, bắt đầu từ khoảng 8 – 11 tuổi.
- Dậy thì muộn, bắt đầu từ khoảng 12 – 14 tuổi.
Ở trong giai đoạn dậy thì này, nam giới sẽ đạt đến 92% chiều cao trưởng thành và hầu hết sự phát triển này sẽ ngừng sau 18 tuổi, nhưng một số ít bạn có thể cao thêm đến đầu những năm 20 tuổi.
Xem thêm:
TOP 20+ CANXI CHO BÉ TỪ 4 THÁNG TUỔI
TOP 38 THUỐC TĂNG CHIỀU CAO TỐT NHẤT CHO TRẺ MẸ NÊN BIẾT
Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao đối với nam giới, cụ thể như sau:
- Lông mu phát triển nhanh hơn ở dương vật và đùi trong.
- Lông mặt, râu và lông cơ thể phát triển đầy đủ hơn.
- Bộ phận sinh dục phát triển và có kích thước tương tự như người trưởng thành,…
Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở nam giới?
Sau đây có thể là một số yếu tố gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao ở nam giới:
- Di truyền học: Người ta ước tính rằng khoảng 24% chiều cao là bị tác động bởi gen di truyền, 30% là dinh dưỡng, còn lại là do chế độ tập luyện, chăm sóc ở mỗi người.
- Dinh dưỡng: Sau di truyền, thì chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng xếp thứ 2 có tầm ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường bị chậm phát triển về chiều cao.
- Giấc ngủ: Ngủ là khoảng thời gian để cơ thể sản xuất các hormone tăng trưởng và hormone kích thích tuyến giáp. Đây là 2 loại hormone rất cần thiết cho sự phát triển của xương.
- Tình trạng sức khỏe: Sau đây là những bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, như: Loạn sản sụn xương, hội chứng down, bệnh tuyến giáp, các bệnh về xương,..
Xem thêm:
18 TUỔI CÒN TĂNG CHIỀU CAO ĐƯỢC KHÔNG?
NÊN NGỦ LÚC MẤY GIỜ ĐỂ TĂNG CHIỀU CAO?
Bài viết trên đã được chúng tôi chia sẻ với các bạn những thông tin liên quan đến độ tuổi và dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam giới. Các bậc phụ huynh nên chú ý đến sức khỏe cũng như sự phát triển chiều cao của trẻ đồng thời cũng giúp cha mẹ kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao.