23 tuổi còn tăng chiều cao được không? Đây là vấn đề mà rất nhiều người băn khoăn. Thực tế thì, 23 tuổi là giai đoạn thành niên không còn trong giai đoạn dậy thì. Vì vậy, ở giai đoạn này thì chiều cao của con người không thể cao được nữa.
Xem thêm:
CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP: ĂN GÌ ĐỂ TĂNG CHIỀU CAO?
TOP 7 CÁCH TĂNG CHIỀU CAO – CHA MẸ BỎ QUA SẼ TIẾC HÙI HỤI
Mục lục
23 tuổi còn tăng chiều cao được không?
Mỗi một con người thì thường trải qua 3 giai đoạn phát triển chiều cao mạnh mẽ đó là giai đoạn năm 0 -3 tuổi, giai đoạn 5-10 tuổi và giai đoạn dậy thì. Mỗi một giai đoạn thì chiều cao lại phát triển khác nhau. Thường thì mỗi người bước qua giai đoạn dậy thì khoảng 20 tuổi thì chiều cao sẽ chững lại.

Lúc này, cơ thể của trẻ đã hình thành quá trình đóng khớp và hệ xương sẽ cố định. Khi qua 20 tuổi thì hóc môn tăng trưởng cũng sẽ được thay thế bằng nhiều loại các hóc môn khác nhau. Vì vậy, 23 tuổi là giai đoạn mà chiều cao của mỗi người đều không thể phát triển được nữa.
Những lý do khiến chiều cao không thể tăng ở tuổi 23
Như đã chia sẻ nêu trên thì chiều cao của con người khó có thể phát triển ở tuổi 23. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là do các nhà nghiên cứu đã đưa ra 2 lý do thuyết phục sau đây.
Do quá trình cố định hệ xương trong cơ thể
Xương sẽ dài ra nhờ có các lớp sụn tiếp hợp. Lớp sụn này thường nằm ở phần đầu xương và đầu thân xương dài và liên tục được sản sinh từ những năm đầu đời cho đến khi hết giai đoạn dậy thì khoảng 18 tuổi. Trong những giai đoạn hệ xương phát triển nhất thì các lớp sụn sẽ liên tục sản sinh và bồi đắp theo vòng tuần hoàn để kích thích sự phát triển chiều cao của con người.

Con người khi bước qua độ tuổi dậy thì các lớp sụn này sẽ bắt đầu cố định. Nghĩa là chúng sẽ không được sản sinh mà sẽ được cố định cùng với các khớp xương với nhau. Thời điểm này dù có một chế độ dinh dưỡng tốt hoặc sử dụng các thực phẩm tăng chiều cao thì cũng chỉ củng cố sự khỏe mạnh chắc chắn của hệ xương mà không thể phát triển chiều cao được nữa.
Xem thêm:
TOP 20+ CANXI CHO BÉ TỪ 4 THÁNG TUỔI
TOP 38 THUỐC TĂNG CHIỀU CAO TỐT NHẤT CHO TRẺ MẸ NÊN BIẾT
23 tuổi hóc môn tăng trưởng được thay thế
Không chỉ là quá trình cố định hệ xương mà ở giai đoạn qua tuổi dậy thì 23 tuổi thì các hóc môn tăng trưởng sẽ bị thay thế bởi các hóc môn khác như Cortisol, Calcitoni, Parathyroid…. Chính sự thay thế hóc môn này giúp cho chiều cao của mọi người không thể tăng trưởng được được nữa. Các hóc môn thay thế này sẽ hoạt động mạnh mẽ để giúp ổn định khung xương trong cơ thể.
Tóm lại, ở giai đoạn 23 tuổi thì chiều cao của mỗi người không thể phát triển được nữa. Song, mọi người cũng cần phải có một thực đơn dinh dưỡng hợp lý để giúp hệ xương được chắc khỏe nhất. Muốn cho con có chiều cao tốt thì cha mẹ cần phải chăm sóc con ở những giai đoạn trước đó. Mẹ cần phải theo dõi sự phát triển của con để điều chỉnh dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt kịp thời và đúng khoa học nhất. Từ đó, trẻ mới có được chiều cao tối ưu nhất.